Hong Kong tìm cách cứu trường công vì thiếu học sinh

Theo quyết định hôm 25/8, những trường không đủ 26 học sinh cho hai lớp khối 1 (tương đương lớp 7 ở Việt Nam) có thể nhập vào trường khác. Trường nào tiếp tục vận hành khối 1 sau khi sáp nhập sẽ nhận được khoản trợ cấp trên.

Vì khoản trợ cấp áp dụng cho một khối, nên nếu hai trường sáp nhập từ khối 1 đến khối 6, trường nào tiếp tục hoạt động sẽ được nhận ba triệu HKD (400.000 USD). Các trường có thể giữ lại giáo viên có khả năng mất việc do sáp nhập trong ít nhất ba năm.

Chính sách được đưa ra nhằm tạo động lực cho các trường công lập sáp nhập với cơ sở khác trước tình trạng số học sinh giảm sút. Việc này cũng nhằm đảm bảo hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bền vững và tận dụng tốt các nguồn lực công.

Ngoài ra, Hong Kong khuyến khích các tổ chức xem xét việc tài trợ cho các trường học, tổ chức các khối lớp 1 tư nhân với chương trình giảng dạy rộng hơn.

Học sinh trung học tại Hong Kong. Ảnh: SCMP

Học sinh trung học tại Hong Kong. Ảnh: SCMP

Chu Kwok-keung, một hiệu trưởng, cho biết chỉ các cơ quan tài trợ trường học lớn, quản lý hàng chục trường, mới xem xét các sáng kiến như trên. Việc sáp nhập giữa các trường có nghĩa là trường lớn sẽ nuốt chửng trường nhỏ. Khoản tiền trợ cấp chỉ được trao cho trường lớn sau khi sáp nhập nên trường học nhỏ sẽ không có động lực để làm việc này.

Còn Lee Yi-ying, người đứng đầu một nhóm trường trung học, cho biết hoan nghênh các biện pháp đối phó với dân số suy giảm. Tổ chức này sẽ tiếp tục đàm phán với chính quyền về các giải pháp tiềm năng khác.

Tuy nhiên, cả hai đều thống nhất rằng cách giải quyết tốt nhất là phải tăng số lượng học sinh.

Theo Chu, Hong Kong nên có một hệ thống hạn ngạch, cho phép phụ huynh Trung Quốc đại lục sinh con ở đây. Một số khuôn viên trường học có thể được chuyển thành ký túc xá để thu hút học sinh từ nơi khác đến học trong thành phố.

Thống kê của chính quyền Hong Kong cho thấy số học sinh đủ điều kiện vào khối 1 sẽ giảm gần 14% trong vài năm tới, từ 71.600 năm nay xuống còn 60.000 vào năm 2029. Trong khi đó, không phải học sinh nào cũng vào trường công mà theo học các trường tư.

Cho đến nay, Hong Kong mới có hai vụ sáp nhập trường trung học.

Giáo dục Hong Kong đang khủng hoảng do tỷ lệ sinh thấp và làn sóng di cư ra nước ngoài. Hơn 33.600 học sinh đã thôi học trong năm qua, tăng 10% so với năm học trước đó. Anh, Canada và Australia là các điểm đến phổ biến.

Khánh Linh (Theo SCMP)

Chia sẻ bài viết:
Nguồn: VnExpress

Tin khác

Đồng ý sử dụng cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi cũng như để cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan. Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.