Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đào tạo y sĩ đa khoa

Đại diện trường cho biết, chương trình Cao đẳng Y sĩ đa khoa ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp thiết về nhân lực trong bối cảnh ngành y tế ngày càng tiềm năng, đặc biệt là trong và sau đại dịch.

Từ ngày 1/1/2024, người được cấp văn bằng đào tạo Y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026 không được cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh y sĩ. Do đó, trường đào tạo sinh viên ngành ở bậc cao đẳng để đảm bảo đầu ra cho thị trường lao động; định hướng nâng cao chất lượng và năng lực hành nghề đối với đội ngũ ngành y tế.

Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đã xây dựng đội ngũ giảng viên gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1-2 và các bác sĩ đang công tác tại nhiều bệnh viện lớn tại TP HCM. Đồng thời, trường đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị y tế, mô hình giải phẫu đa dạng và đảm bảo dạy học trực quan.

Chương trình đào tạo ngành Y sĩ đa khoa trình độ cao đẳng được đội ngũ sư phạm và hội đồng chuyên môn nhà trường xây dựng thông qua thẩm định của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Điều này đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực hành nghề và nhu cầu xã hội.

"Trường phát triển đào tạo dựa trên phương châm sớm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực y sĩ đa khoa trình độ cao đẳng hệ chính quy và chuẩn hóa đội ngũ y sĩ đa khoa trình độ trung cấp hiện tại", đại diện trường cho biết.

Sinh viên Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn học thực hành tại trường. Ảnh: Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Sinh viên Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn học thực hành tại trường. Ảnh: Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Bên cạnh đó, Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn phối hợp và đồng hành cùng các bệnh viện, Trung tâm y tế và các cơ sở y tế có uy tín về chuyên môn trong hợp tác đào tạo thực hành nhằm đảm bảo "lý thuyết đi đôi với thực hành", cung cấp nguồn nhân lực đạt yêu cầu năng lực, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu, an toàn người bệnh.

Đội ngũ này có thể chẩn đoán, điều trị và quản lý các vấn đề sức khỏe thông thường, cung cấp chăm sóc tổng quát ban đầu, theo dõi tình trạng sức khỏe, quản lý bệnh nhân, tư vấn, giáo dục về sức khỏe và phòng ngừa bệnh.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách: tiếp nhận bệnh nhân, lắng nghe và thu thập thông tin về triệu chứng, lịch sử bệnh, và tình trạng sức khỏe hiện tại.

Ngoài ra, y sĩ đa khoa bậc cao đẳng được trang bị năng lực tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh, từ phát hiện, báo cáo ổ dịch đến các phương pháp xử lý khác. Song song, đội ngũ này có thể đảm nhận nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế, dân số tại cộng đồng hay tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc quản lý các vấn đề y tế.

Trụ sở trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tại TP HCM. Ảnh: Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Trụ sở trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn tại TP HCM. Ảnh: Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn

Đại diện trường nhận định, hiện nay, nhân lực ngành y tế ở các địa phương còn thiếu, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở nên người học y sĩ đa khoa trình độ cao đẳng có cơ hội việc làm khá lớn. Đây là lực lượng y tế nòng cốt tại các Trung tâm Y tế, Trạm y tế, Phòng khám đa khoa... bên cạnh các đối tượng y tế khác.

"Đội ngũ giúp cho người dân có điều kiện được tiếp cận với hệ thống y tế sớm hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc chăm sóc, điều trị ban đầu và một số tình huống y tế khẩn cấp", vị đại diện nói thêm.

Nhật Lệ

Chia sẻ bài viết:
Nguồn: VnExpress

Tin khác

Đồng ý sử dụng cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi cũng như để cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan. Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.