Phép chia hết và phép chia có dư

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Phép chia hết và phép chia có dư:

- Số dư bé hơn số chia.

- Vận dụng phép chia hết và phép chia có dư vào giải toán.

Ví dụ:

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Kiểm tra phép chia đó là phép chia hết hay phép chia có dư

Bước 1: Đặt tính phép chia theo hàng dọc.

Bước 2: Thực hiện phép chia

Bước 3: Kiểm tra số dư của phép chia, nếu số dư bằng \(0\) thì đó là phép chia hết; nếu số dư khác \(0\) thì đó là phép chia có dư.

Ví dụ: \(64:2\) là phép chia hết hay phép chia có dư ?

Giải:

Ta thấy phép chia có số dư bằng \(0\) nên \(64:2\) là một phép chia hết.

Dạng 2: Toán đố

Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho và yêu cầu của bài toán.

Bước 2: Muốn tìm giá trị của một nhóm trong các nhóm bằng nhau thì ta thường sử dụng phép tính chia.

- Vận dụng tính chất của phép chia hết và phép chia có dư để trả lời các câu hỏi của bài toán.

Bước 3: Trình bày lời giải của bài toán.

Ví dụ: Một đoàn có \(30\) người đi du lịch, nếu mỗi xe chỉ chở được \(4\) người thì đoàn đó cần bao nhiêu xe như vậy?

Phương pháp giải:

- Để tìm được số xe để chở hết đoàn người đó thì ta cần kiểm tra \(30\) gồm bao nhiêu nhóm \(4\) bằng cách dùng phép tính chia.

 - Nếu phép chia có dư thì để đủ xe cho cả đoàn ta cần dùng thêm một xe nữa.

Cách giải:

Ta có: $30{\rm{ }}:{\rm{ }}4{\rm{ }} = {\rm{ }}7$ (dư \(2\))

Vậy để chở được \(30\) người thì cần số xe là:

$7{\rm{ }} + {\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}8$ (xe)

Đáp số: $8$ xe.

Dạng 3: Các tính chất của phép chia có dư.

Trong một phép chia có dư thì:

Đồng ý sử dụng cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi cũng như để cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan. Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.