Vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn

1. Vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn

Cho đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm \(O\), bán kính \(R\) và đường thẳng \(\Delta \). Khi đó:

- \(\Delta \) và \(\left( C \right)\) không có điểm chung \( \Leftrightarrow d\left( {I;\Delta } \right) > R\)

- \(\Delta \) và \(\left( C \right)\) có điểm chung duy nhất \(M \Leftrightarrow d\left( {I;\Delta } \right) = R = IM\)

Khi đó \(\Delta \) được gọi là tiếp tuyến với đường tròn hay \(\Delta \) và \(\left( C \right)\) tiếp xúc với nhau tại \(M\).

- \(\Delta \) và \(\left( C \right)\) có hai điểm chung phân biệt \( \Leftrightarrow d\left( {I;\Delta } \right) < R\)

2. Một số dạng toán thường gặp về tiếp tuyến và đường tròn

Dạng 1: Viết phương trình tiếp tuyến với đường tròn

Cho đường tròn   \(\left( C \right):{(x - a)^2} + {(y - b)^2} = {R^2}\) có tâm \(I\left( {a;b} \right)\), bán kính \(R\).

a) Tiếp tuyến với \(\left( C \right)\) tại \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) đi qua \(M\) và nhận \(\overrightarrow {IM} \) là véc tơ pháp tuyến.

b) Tiếp tuyến với \(\left( C \right)\) đi qua \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\)

- Gọi phương trình đường thẳng $\Delta :ax + by + c = 0$

- Lập hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}M \in \Delta \\d(I,\Delta ) = R\end{array} \right.\) tìm mối quan hệ \(a,b,c\).

- Cho \(a\) (hoặc \(b,c\)) một giá trị cụ thể (thường cho \(a = 1\)) rồi tìm \(b,c\)

c) Tiếp tuyến \(\Delta \) với \(\left( C \right)\) song song hoặc vuông góc với đường thẳng \(d\) đã cho.

- Xác định VTPT (VTCP) của \(\Delta \) và gọi phương trình của \(\Delta \)

- \(\Delta \) là tiếp tuyến với \(\left( C \right) \Leftrightarrow d\left( {I,\Delta } \right) = R\)

Dạng 2: Viết phương trình đường tròn biết mối quan hệ của nó với đường thẳng cho trước.

Cho đường thẳng \(\Delta :ax + by + c = 0\)

a) Đường tròn có tâm \(I\) và tiếp xúc \(\Delta \) thì \(R = d\left( {I,\Delta } \right)\)

b) Đường tròn có tâm \(I\) và cắt \(\Delta \) tại hai điểm \(A,B\) thỏa mãn điều kiện nào đó:

\(d\left( {I,\Delta } \right) = \sqrt {{R^2} - \dfrac{{A{B^2}}}{4}} \)

Đồng ý sử dụng cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi cũng như để cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan. Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.