Ôn tập chương Véc tơ

1. Các định nghĩa

+ Vectơ là một đoạn thẳng có hướng. Kí hiệu vectơ có điểm đầu $A,$ điểm cuối $B$ là \(\overrightarrow {AB} \).

+ Giá của vectơ là đường thẳng chứa vectơ đó.

+ Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ, kí hiệu \(\left| {\overrightarrow {AB} } \right|\).

+ Vectơ – không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, kí hiệu \(\vec 0\).

+ Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.

+ Hai vectơ cùng phương có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.

+ Hai vectơ được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài.

Chú ý:

+) Ta còn sử dụng kí hiệu \(\vec a,\,\,\vec b,\,...\) để biểu diễn vectơ.

+) Qui ước: Vectơ \(\vec 0\) cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.

+) Mọi vectơ \(\vec 0\) đều bằng nhau.

2. Tổng, hiệu hai véc tơ

a. Tổng của hai vectơ

+) Qui tắc ba điểm: Với ba điểm $A,B,C$ tuỳ ý, ta có: \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BC}  = \overrightarrow {AC} \).

+) Qui tắc hình bình hành: Với $ABCD$ là hình bình hành, ta có: \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  = \overrightarrow {AC} \).

+) Tính chất: \(\vec a + \vec b = \vec b + \vec a\);\(\left( {\vec a + \vec b} \right) + \vec c = \vec a + \left( {\vec b + \vec c} \right)\);\(\vec a + \vec 0 = \vec a\)

b. Hiệu của hai vectơ

+) Vectơ đối của \(\vec a\) là vectơ \(\vec b\) sao cho \(\vec a + \vec b = \vec 0\). Kí hiệu vectơ đối của \(\vec a\) là \( - \vec a\).

+) Vectơ đối của \(\vec 0\) là \(\vec 0\).

+) \(\vec a - \vec b = \vec a + \left( { - \vec b} \right)\).

3. Tích của một véc tơ với một số

*) Cho vectơ \(\vec a\) và số $k \in R.$ \(k\vec a\) là một vectơ được xác định như sau:

+ \(k\vec a\) cùng hướng với \(\vec a\) nếu $k \ge 0,$ \(k\vec a\) ngược hướng với \(\vec a\) nếu $k < 0.$

+ \(\left| {k\vec a} \right| = \left| k \right|.\left| {\vec a} \right|\)

*) Tính chất                                                       

\(k\left( {\vec a + \vec b} \right) = k\vec a + k\vec b\);

\((k + l)\vec a = k\vec a + l\vec a\);

\(k\left( {l\vec a} \right) = (kl)\vec a\)

\(k\vec a = \vec 0\) $ \Leftrightarrow k = 0$ hoặc \(\vec a = \vec 0\).

*) Điều kiện để hai vectơ cùng phương

\(\vec a\) và \(\vec b\left( { \ne \vec 0} \right)\) cùng phương \( \Leftrightarrow \exists k \in \mathbb{R}:\vec b = k\vec a\)

*) Điều kiện ba điểm thẳng hàng

$A,B,C$ thẳng hàng \( \Leftrightarrow k \ne 0:\overrightarrow {AB}  = k\overrightarrow {AC} \).

*) Biểu thị một vectơ theo hai vectơ không cùng phương

Cho hai vectơ không cùng phương \(\vec a,\,\vec b\) và \(\vec x\) tuỳ ý. Khi đó \(\exists !m,n \in \mathbb{R}:\vec x = m\vec a + n\vec b\)

Chú ý:

+) Hệ thức trung điểm đoạn thẳng

$M$ là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) \( \Leftrightarrow \overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  = \vec 0\) \( \Leftrightarrow \overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  = 2\overrightarrow {OM} \) ($O$ tuỳ ý).

+) Hệ thức trọng tâm tam giác

$G$ là trọng tâm $ \Delta ABC$ $\Leftrightarrow$ \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  = \vec 0\)  \(\Leftrightarrow \overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC}  = 3\overrightarrow {OG} \) ($O$ tuỳ ý).

4. Hệ trục tọa độ

a. Tọa độ điểm

Trong hệ trục tọa độ \(\left( {O;\overrightarrow i ,\overrightarrow j } \right)\), tọa độ của vectơ \(\overrightarrow {OM} \) gọi là tọa độ của điểm $M,$ kí hiệu là \(M = \left( {x;y} \right)\) hay \(M\left( {x;y} \right)\).  $x$ được gọi là hoành độ, $y$ được gọi là tung độ của điểm $M.$

Tọa độ trung điểm, trọng tâm tam giác

    + Cho \(A({x_A};{y_A}),{\rm{ }}B({x_B};{y_B})\) và $M$ là trung điểm $AB.$ Tọa độ trung điểm \(M\left( {{x_M};{y_M}} \right)\) của đoạn thẳng AB là  ${x_M} = \dfrac{{{x_A} + {x_B}}}{2},\,\,{y_M} = \dfrac{{{y_A} + {y_B}}}{2}$

    + Cho tam giác \(ABC\) có \(A({x_A};{y_A}),{\rm{ }}B({x_B};{y_B}),\,\,C\left( {{x_C};{y_C}} \right)\). Tọa độ trọng tâm \(G\left( {{x_G};{y_G}} \right)\) của tam giác \(ABC\) là ${x_G} = \dfrac{{{x_A} + {x_B} + {x_C}}}{3}$  và  ${y_G} = \dfrac{{{y_A} + {y_B} + {y_C}}}{3}$

b. Biểu thứ tọa độ của các phép toán vectơ.

Cho $\overrightarrow u  = (x;y)$ ;$\overrightarrow {u'}  = (x';y')$ và số thực $k.$ Khi đó ta có :

   1) \(\overrightarrow u  = \overrightarrow {u'}  \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = x'\\y = y'\end{array} \right.\)

   2) $\overrightarrow u  \pm \overrightarrow v  = (x \pm x';y \pm y')$

   3) $k.\overrightarrow u  = (kx;ky)$

   4) $\overrightarrow {u'} $ cùng phương $\overrightarrow u $($\overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 $) khi và chỉ khi có số $k$ sao cho \(\left\{ \begin{array}{l}x' = kx\\y' = ky\end{array} \right.\)

   5) Cho \(A({x_A};{y_A}),{\rm{ }}B({x_B};{y_B})\) thì  \(\overrightarrow {AB}  = \left( {{x_B} - {x_A};{y_B} - {y_A}} \right)\)

Đồng ý sử dụng cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi cũng như để cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan. Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.