1. Định nghĩa

Phép biến hình (trong mặt phẳng) là một quy tắc để với mỗi điểm \(M\) thuộc mặt phẳng, xác định được một điểm duy nhất \(M'\) thuộc mặt phẳng ấy. Điểm \(M'\) gọi là ảnh của điểm \(M\) qua phép biến hình đó.

2. Các ví dụ

Ví dụ 1: Cho đường thẳng \(d\). Với mỗi điểm \(M\), xác định điểm \(M'\) là hình chiếu của \(M\) lên \(d\). Phép biến hình này là phép chiếu vuông góc lên đường thẳng \(d\).

Ví dụ 2: Cho véc tơ \(\overrightarrow u \), với mỗi điểm \(M\) ta xác định điểm \(M'\) thỏa mãn \(\overrightarrow {MM'}  = \overrightarrow u \). Phép biến hình này là phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow u \).

Ví dụ 3: Với mỗi điểm \(M\) xác định điểm \(M' \equiv M\). Phép biến hình này là phép đồng nhất.

3. Ký hiệu và thuật ngữ

Phép biến hình \(F\) và điểm \(M'\) là ảnh của \(M\) qua phép biến hình \(F\).

Ký hiệu: \(M' = F\left( M \right)\) hoặc \(F\left( M \right) = M'\).

Ta đọc là: Phép biến hình \(F\) biến điểm \(M\) thành điểm \(M'\).

Đồng ý sử dụng cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi cũng như để cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan. Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.