Số bị trừ - Số trừ - Hiệu

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Ghi nhớ tên gọi và vị trí của số bị trừ, số trừ và hiệu trong phép tính trừ.

- Cách thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi \(100\) và áp dụng vào giải toán.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Thực hiện phép tính.

- Đặt tính theo cột dọc, các chữ số cùng một hàng được đặt thẳng với nhau.

- Thực hiện phép trừ theo thứ tự từ hàng đơn vị đến hàng chục.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: \(18 - 5\)

Giải

Dạng 2: Toán đố

- Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.

- Tìm cách giải: Dựa vào các từ khóa của bài toán như tìm “tất cả”, “còn lại”… và yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.

- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.

- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một người nông dân nuôi \(13\) con gà, sau đó người ấy bán đi \(2\) con. Hỏi người nông dân đó còn lại bao nhiêu con gà ?

Giải:

Người nông dân đó còn lại số con gà là:

\(13 - 2 = 11\) (con)

Đáp số: \(11\) con

Dạng 3: Tính nhẩm

Thực hiện phép trừ các số tròn chục mà không cần đặt tính.

- Em trừ các chữ số ở hàng chục

- Viết thêm vào kết quả một chữ số \(0\)

Ví dụ: Tính nhẩm: \(90 - 30 - 10 = ....\)

Giải:

Em nhẩm: \(9 - 3 - 1 = 5\)

Vậy \(90 - 30 - 10 = 50\)

Số cần điền vào chỗ chấm là \(50\)

Đồng ý sử dụng cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi cũng như để cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan. Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.