I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đặt tính rồi tính

- Đặt tính thẳng hàng.

- Thực hiện phép cộng lần lượt lấy hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng hàng chục.

- Với phép cộng có nhớ thì em cộng thêm \(1\) đơn vị vào hàng chục .

Ví dụ: Đặt tính và tính \(66 + 18\)

Giải

\(\dfrac{{ + \begin{array}{*{20}{r}}{66}\\{18}\end{array}}}{{\,\,\,\,\,\,84}}\)

Vậy phép toán đã cho có giá trị bằng \(84\)

Dạng 2: Xây dựng phép toán và tìm kết quả.

- Viết phép tính theo các dữ liệu của đề bài đã cho.

- Thực hiện phép tính để tìm giá trị của kết quả.

Ví dụ: Phép cộng có hai số hạng lần lượt là \(36\) và \(17\). Tổng có giá trị là…….

Giải:

Tổng của hai số là:

\(36 + 17 = 53\)

Số cần điền vào chỗ chấm là \(53\)

Dạng 3: Toán đố

- Đọc và phân tích kĩ đề, xác định số đã biết, số chưa biết.

- Tìm cách giải cho bài toán, chú ý cách giải của dạng toán “nhiều hơn”; “ít hơn” vừa học.

- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một cửa hàng có \(46kg\) gạo nếp và \(37kg\) gạo tẻ. Cửa hàng có bao nhiêu ki-lô-gam của cả hai loại gạo ?

Giải:

Cửa hàng có số ki-lô-gam gạo nếp và tẻ là:

\(46 + 37 = 83\)(ki-lô-gam)

Đáp số: \(83\) ki-lô-gam

Đồng ý sử dụng cookie

Chúng tôi sử dụng cookie để cá nhân hóa và cải thiện trải nghiệm của bạn trên trang web của chúng tôi cũng như để cung cấp cho bạn các quảng cáo có liên quan. Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, hãy nhấp vào 'Tìm hiểu thêm' để kiểm tra các phương pháp thu thập dữ liệu của chúng tôi.